image banner
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Lịch sử

 1- Lịch sử địa danh và lịch trình hành chính của Thuận Thành

Địa danh Thuận Thành có lịch sử khá lâu đời so với bình diện chung của vùng đất Nam Bộ. Trong quyển địa bạ triều Nguyễn (lập năm 1836) có ghi nhận Thuận Thành là 1 trong 25 thôn, phường của tổng Lộc Thành Thượng, huyện Phước Lộc, phủ Tân An, tỉnh Gia Định. Nếu bắt đầu tính từ thời điểm này thì cho đến nay, địa danh Thuận Thành đã có lịch sử hơn 170 năm. Ngót 2 thế kỷ tồn tại và phát triển, vùng đất Thuận Thành đã có những thay đổi địa lý hành chính. Nghiên cứu quá trình này là góp phần làm sáng tỏ lịch sử phát triển của vùng đất Thuận Thành.

Theo sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức thì trước thế kỷ XVII, cả vùng đất Nam Bộ ngày nay đều là vùng rừng rậm hoang vu, thưa thớt dấu chân người. Từ đầu thế kỷ XVII, có những nhóm lưu dân người Việt từ miền Bắc, miền Trung vào Nam khai khẩn đất đai, lập thành làng xóm. Từ khi vùng đất phía Nam có sự phân định về hành chính, mở đầu bằng sự kiện Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh thành lập phủ Gia Định năm 1698 gồm 2 huyện Tân Bình và Phước Long, vùng đất Thuận Thành ngày nay thuộc về địa giới tổng Phước Lộc, huyện Phước Long.

Năm 1779, tổng Phước Lộc được cắt về huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn. Năm Gia Long thứ bảy (1808), tổng Phước Lộc được nâng lên thành huyện thuộc phủ Tân Bình, trấn Phiên An.

Năm 1832, vua Minh Mạng bãi bỏ chức Tổng trấn Gia Định thành, chia Nam Kỳ thành 6 tỉnh, đặt chức Tổng đốc, Bố chánh, Án sát, Lãnh binh cai quản mỗi tỉnh. Cũng trong năm này, phủ Tân An được thành lập gồm 2 huyện Phước Lộc và Thuận An trực thuộc tỉnh Gia Định. Lúc bấy giờ, vùng đất Thuận Thành thuộc về địa phận của tổng Lộc Thành Thượng, huyện Phước Lộc, phủ Tân An. Năm 1836, vua Minh Mạng cử Trương Đăng Quế và Trương Minh Giảng làm khâm sai đại thần phụ trách việc đo đạc ruộng đất, lập địa bạ ở Nam Kỳ. Vào thời điểm này, địa danh Thuận Thành mới chính thức hiện trên bản đồ. Trong địa bạ (1836) có ghi rõ vị trí, diện tích ruộng đất của từng thôn, phường, lân, ấp ở Nam Kỳ, trong đó thôn Thuận Thành được ghi nhận như sau:

"Thuận Thành thôn ở xứ Rạch Cau:

Đông giáp địa phận 2 thôn Long An Tây, Long Kế (Lộc Thành Trung), đều có lập cột gỗ làm giới.

Tây giáp địa phận thôn Phước Hoa, có lập cột gỗ làm giới.

Nam giáp phường Mỹ Lệ (Phước Điền Thượng) có lập cột gỗ làm giới;

Bắc giáp địa phận phường Phước Lâm và thôn Long Kế, đều lấy rạch nước làm giới

Thực canh ruộng: 79 sở, gồm 907 mẫu 4 sào 11 thước 1 tấc, trong đó ruộng thảo điền là 838 mẫu 8 sào 3 thước 6 tấc, ruộng sơn điền là 68 mẫu 6 sào 7 thước 5 tấc.

Đất thổ cư 6 mẫu 8 sào 10 thước 3 tấc".

Qua địa bạ, ta thấy rằng, vào thời điểm 1836, ruộng đất ở Thuận Thành đã được khai phá tương đối nhiều, với 907 mẫu ta (khoảng 420 ha). Địa giới của thôn Thuận Thành với các thôn xung quanh cơ bản không khác ngày nay là mấy.

Năm 1862, sau khi chiếm xong 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường), thực dân Pháp cắt huyện Phước Lộc trở về phủ Tân Bình.

Năm 1867, thực dân Pháp đổi tên huyện Phước Lộc thành hạt Phước Lộc, thuộc tỉnh Sài Gòn gồm 6 tổng: Phước Điền Thượng, Phước Điền Trung, Phước Điền Hạ, Lộc Thành Thượng, Lộc Thành Trung, Lộc Thành Hạ.

Đầu năm 1900, thực dân Pháp chia Nam Kỳ thành 23 tỉnh. Lúc bấy giờ, Thuận Thành là 1 trong số 6 làng thuộc tổng Phước Điền Trung, khu tham biện Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn.

Từ năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập tỉnh Long An (gồm tỉnh Tân An và Chợ Lớn thời Pháp thuộc nhập lại). Lúc bấy giờ, Thuận Thành là một xã thuộc quận Cần Giuộc, tỉnh Long An. Ngày 7-1-1967, ngụy quyền Sài Gòn lấy ấp Thuận Tây của xã Thuận Thành nhập vào xã Long Hòa, thuộc quận Rạch Kiến. Từ sau ngày đất nước thống nhất, Thuận Thành là 1 trong 17 xã, thị trấn thuộc huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.

2- Điều kiện tự nhiên và xã hội

Hiện tại, Thuận Thành là một xã thuộc vùng thượng huyện Cần Giuộc, nằm cách huyện lỵ khoảng 5km về phía Tây Nam, hướng Đông giáp xã Long An, hướng Tây giáp xã Long Hòa (huyện Cần Đước), phía Bắc giáp xã Trường Bình và Phước Lâm; phía Nam giáp xã Mỹ Lệ và Tân Trạch. Xã có diện tích tự nhiên 998 ha, được chia làm 5 ấp là Thuận Tây 1, Thuận Tây 2, Thuận Nam, Thuận Bắc, Thuận Đông. Tính đến năm 2010, Thuận Thành có 2.081 hộ dân với 9.203 nhân khẩu.

Về sông ngòi: Thuận Thành có sông Cầu Mống Gà bao bọc ở phía Bắc làm ranh giới tự nhiên với xã Phước Lâm. Ngoài ra, còn có sông Nha Ràm và một số sông rạch nhỏ ăn sâu vào địa bàn xã, Dọc theo các sông rạch nói trên, ngày xưa lá dừa nước và những loài cây hoang dại mọc dày đặc. Khi chưa xây dựng hệ thống thủy lợi, hàng năm, nước mặn theo hệ thống sông rạch này xâm nhập sâu vào xã trong 6 tháng mùa khô, nên chỉ có khoảng 1/3 diện tích đất trong xã canh tác được 2 vụ lúa.

Về đường bộ: Thuận Thành có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua. Tỉnh lộ 5 (nay là quốc lộ 50) nối thành phố Hồ Chí Minh với thị xã Gò Công đi qua phía Đông Thuận Thành, làm ranh giới tự nhiên giữa xã Thuận Thành với xã Long An. Hương lộ 19 từ Rạch Kiến đi suốt chiều dài của xã, cắt quốc lộ 50 rồi qua cầu Thủ Bộ, nối liền với các xã thuộc vùng hạ Cần Giuộc. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có hương lộ 20, nối liền Thuận Thành với Phước Lâm, Mỹ Lộc.

Với điều kiện tự nhiên như thế nên trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xã Thuận Thành có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng. Về phía ta, Thuận Thành là con đường hành lang vận chuyển của cách mạng từ vùng thượng xuống căn cứ Rừng Sác. Thuận Thành còn án ngữ những con đường huyết mạch nối liền Cần Đước với Cần Giuộc và Rạch Kiến với Cần Đước. Tỉnh lộ 5 (nay là quốc lộ 50) chỉ đi qua Thuận Thành một đoạn ngắn nhưng có tính chiến lược quan trọng, là yết hầu của một vùng. Bởi lẽ, nếu khống chế được khu vực ngã tư tỉnh lộ 5 và hương lộ 19 là có thể ngăn chặn sự giao thông liên lạc từ Sài Gòn và Cần Giuộc xuống Cần Đước. Thuận Thành còn cận kề thị tứ Rạch và tỉnh lộ 18. Vì thế, nơi đây là bàn đạp của lực lượng cách mạng để tấn công quận lỵ Rạch Kiến và cắt đứt tỉnh lộ 18 - con Kiến đường giao thông quan trọng nối liền quốc lộ 1 với quận lỵ Cần Đước. Đối với dịch, nếu mất Thuận Thành, con đường vận chuyển, tiếp tế cho Cần Được sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, chúng đã dùng lực lượng tinh nhuệ nhất, thủ đoạn dã man, tàn bạo nhất để kiểm soát cho bằng được địa bàn mang tính chiến lược này. Từ năm 1966, khi Mỹ xây dụng căn cứ tại Rạch Kiến, Thuận Thành trở thành địa bản trực tiếp uy hiếp căn cứ Mỹ từ phía Đông. Muốn bảo vệ an toàn cho căn cứ, Mỹ đã càn quét ác liệt và liên tục, đồng thời đóng đồn bót dày đặc trên địa bàn xã Thuận Thành hòng kiểm soát chặt chẽ nhân dân và tiêu diệt lực lượng cách mạng. Do điều kiện lịch sử ấy, cuộc chiến đấu giữa ta và địch trên mảnh đất Thuận Thành diễn ra hết sức ác liệt, nhất là trong chống Mỹ. Để đi đến thắng lợi hoàn toàn, Đảng bộ và nhân dân Thuận Thành đã tự lực cánh sinh, kiên cường dũng cảm vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh. Đây chính là đặc điểm cơ bản nhất, góp phần hun đúc nên truyền thống anh hùng, bất khuất trong chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc của Đảng bộ và nhân dân nơi đây.

3- Vài nét về tiến trình khẩn hoang, lập làng

Nhìn cảnh ruộng đồng trù phú, xóm làng thịnh vượng đông vui, của Thuận Thành hôm nay, khó có thể tưởng tượng rằng trước đây 3 thế kỷ, vùng đất này chỉ là nơi rừng rậm hoang vu, hang ổ của các loài dã thú. Bằng máu, mồ hôi và nước mắt, các thế hệ cư dân Thuận Thành đã khai hoang, mở đất, xây dựng nên cơ đồ để lưu truyền cho thế hệ hôm nay. Sự nghiệp vĩ đại ấy cần được các thế hệ hiện tại và tương lai hiểu rõ và kế thừa một cách xứng đáng. Vì vậy, khi đề cập đến lịch sử xã Thuận Thành, không thể không nhắc đến quá trình khẩn hoang lập làng đầy gian khổ của ông cha ta với tinh thần trân trọng và tri ân.

Theo các thư tịch cổ như Phủ Biên tạp lục, Gia Định thành thông chí, đất Nam Bộ ngày nay, trong đó có xã Thuận Thành, vốn là một vùng hoang vu, thưa thớt dấu chân người. Đến giữa thế kỷ XVII, đã có những đoàn lưu dân người Việt đầu tiên vào khai phá vùng đất này. Đây là những người dân chạy loạn trong cuộc "Trịnh. Nguyễn phân tranh", hoặc là những người "trốn xấu, lậu thuế mang án tù đày, bị triều đình truy nã nên đành phải từ bỏ cố hương tìm đến vùng đất mới để tạo lập cuộc sống. Với tính chất là cuộc đi dân tự do, nên những lưu dân này chọn lựa những nơi thuận lợi mới phả rừng làm ruộng, cư trú theo nhóm huyết thống hoặc đồng hương, nhưng chưa được tổ chức thành thôn xóm. Khoảng một thế kỳ sau, số lưu dân vào Nam ngày càng đông hơn. Vì thế, vào năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu mới sai Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược miền Nam, lập nên phủ Gia Định, chia đặt các thôn, phường, lân, ấp. Từ lúc ấy, ở vùng đất phương Nam mới có chính thức thuộc quyền quản lý của các chúa Nguyễn. Để đẩy nhanh quá trình khẩn hoang lập làng, các chúa Nguyễn đã tổ chức những đợt di dân lớn vào Nam. Theo lệnh triều đình, Nguyễn Hữu Cảnh chiêu mộ dân lưu tán ở châu Bố Chính (vùng Quảng Trị, Quảng Bình ngày nay) vào Nam, cấp cho thóc giống và điền khí, tạo điều kiện để họ khai khẩn những vùng đất đai còn hoang hóa.

Lúc bấy giờ, vùng đất Thuận Thành ngày nay, thuộc tổng Phước Lộc, huyện Tân Bình, phủ Gia Định. Vùng này chắc hẳn đã có những lưu dân từ người Việt đến khai phá. Tuy nhiên, đây chỉ là những nhóm di dân nhỏ lẻ, tự phát. Bắt đầu từ giữa thế kỷ XVII, lưu dân vào Nam ngày càng nhiều và có tổ chức. Dòng lưu dân này chủ yếu theo đường thủy, dùng ghe bầu dọc theo bờ biển vào cửa Soài Rạp, theo sông Rạch Cát vào Cần Giuộc rồi tiếp tục theo sông Mồng Gà và sông Nha Ràm để đến Thuận Thành. Theo kết quả của cuộc điều tra diễn đã về nguồn gốc của các dòng họ cư trú lâu đời ở Thuận Thành như họ Nguyên, họ Đào, họ Lê, họ Trần, họ Ngô, họ Mai, họ Phan, họ Võ... ta thấy rằng đại đa số các dòng họ này đều xuất phát từ khu vực Quảng Bình đến Bình Định vào Nam từ cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX. Khu vực mà họ định cư đầu tiên là vùng ven sông Mồng Gà ở phía Đông xã Thuận Thành hiện nay. Vùng đất Thuận Thành thuở ấy còn hoang vu, lắm hùm beo thú dữ. Những lưu dân đầu tiên đến Thuận Thành đã khai khẩn những mảnh ruộng nhỏ gần sông rạch rồi dần dần mở rộng ra như vết dầu loang. Bên cạnh việc làm ruộng, họ còn đánh bắt thủy sản, săn bắt thú rừng và khai thác lâm sản những lúc nông nhàn. Với tinh thần cần cù, chịu khó, năng động, lưu dân đã ứng dụng kinh nghiệm sản xuất tích lũy được ở vùng đất cũ (miền Trung, miền Bắc) lên vùng đất mới và sáng tạo ra phương thức lao động, sản xuất, sinh hoạt phủ hợp để tồn tại và phát triển. Dần dần, điều kiện sinh sống ngày càng được cải thiện, lưu dẫn đến ngày mỗi đông, lập thành chòm xóm, đất đai khai phá ngày một nhiều, rừng rậm ngày một thu hẹp. Các nhóm cư dân đầu tiên này cư trú thành từng nhóm theo quan hệ huyết thống và phát triển thành những vùng cư trú theo từng dòng họ mà người ta thường gọi là "kiếng họ". Trải qua thời gian, khi đã đủ số dân định, thì một thôn mới được thành lập. Những dòng họ tiên phong đến khai hoang, lập ấp đương nhiên được xem là tiền hiển, hậu hiền của làng và được thờ trong đình. Theo lời ông bà truyền lại, cánh tiền hiền của làng Thuận Thành thuộc họ Nguyễn, định cư đến nay đã 10 đời. Thủy tổ của họ Nguyễn quê ở miền Trung, đến khai khẩn đất đai ở Thuận Thành vào khoảng cuối thế kỷ XVIII. Ông đã cùng những lưu dân thời bấy giờ đánh đuổi hùm beo thú dữ, đặt nền móng cho công cuộc khai hoang, mở đất ở Thuận Thành. Khi ông mất, người con trai của ông tiếp nối sự nghiệp của cha, tiếp tục công cuộc mở mang ruộng đất. Ông ra sức chiêu tập mọi người đến ở xung quanh phần đất ông khai khẩn để lập thành làng xóm. Ông còn chăm lo dạy dỗ văn hóa, lễ nghi, luân thường đạo lý, con phải hiểu thảo với cha mẹ, vợ chồng phải thuận hòa, nhường nhịn lẫn nhau, cha mẹ phải biết nuôi dạy con, làm tấm gurong tốt cho con... Vào ban đêm, ông bỏ công bí mật xem xé từng nhà, hễ gia đình nào còn rầy rà, lục đục thì ông đến dạy dỗ tiếp cho đến khi nào họ hòa thuận mới thôi. Nhờ công sức của ông, lưu dân đến định cư ngày một đông, đủ điều kiện để lập làng mới. Ông bèn triệu tập mọi người đến và bảo rằng: chúng ta đã cùng nhau khai vỡ ruộng đất, trên thuận dưới hòa, một lòng một dạ lập nên của nên nhà, an cư lạc nghiệp, con cháu chúng ta biết học hành, lễ nghĩa, hiếu thảo, khôn ngoan, biết làm lợi ích cho gia đình và xã hội. Tất cả đều nhờ thuận thảo với nhau mà thành. Vì vậy ta đặt tên lăng mới là Thuận Thành. Tất cả mọi người đều vui vẻ đồng ý với ông. Sau khi lập làng xong, ông mới hiến phần đất do mình khai khẩn cạnh mẽ sông Mồng Gà để lập đình vào năm Canh Tuất (1790). Nhờ có công lập làng, xây đình, ông được mọi người tôn làm tiền hiền.

Năm 1775, chúa Định Vương bị Tây Sơn đánh đuổi, phải chạy vào đất Gia Định. Từ đó đến năm 1785, quân Tây Sơn nhiều lần vào Gia Định để đánh bại quân đội của chúa Nguyễn. Vì thế, chiến sự xảy ra liên miên và một số quân sĩ Tây Sơn và các toán quân rã ngũ của chúa Nguyễn đã trở thành lực lượng khai hoang, lập làng quan trọng trong giai đoạn này. Năm 1788, sau khi chiếm lại Gia Định từ tay Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã đề ra những chính sách nhằm phát triển nông nghiệp ở phía Nam vốn bị đình đốn trong cuộc chiến tranh kéo dài hàng chục năm. Từ đây, quá trình khai phá đất dai ở Gia Định phát triển mạnh. Trong bối cảnh ấy, đất đai ở Thuận Thành được khai phá ngày càng nhiều. Cho đến năm 1830, dưới đời vua Minh Mạng, công cuộc khai hoang, mở đất ở các thông phường trên địa bàn xã Thuận Thành ngày nay đã được hoàn tất về cơ bản, Theo số liệu ghi trong địa bạ, vào năm 1836, tổng số ruộng ở Thuận Thành là 907 mẫu ta (khoảng 420 ha, bằng 3/5 tổng diện tích tự nhiên của xã hiện tại). Trong địa bạ còn ghi rõ số diễn chủ của Thuận Thành là ngày nay là 60 người. Tính trung bình, mỗi điền chủ sở hữu gần 15 mẫu ta.

Công cuộc xây dựng quê hương mới của những người lưu dân đang trên đà tiến triển thì bị gián đoạn bởi tiếng súng xâm lăng của giặc Pháp. Từ khi Nam Kỳ trở thành thuộc địa của thực dân Pháp (1867), trong xã hội nảy sinh nhiều biến động to lớn. Nông dân phải bỏ ruộng hoang do hậu quả của cuộc chiến tranh. Trong xã hội xuất hiện tầng lớp địa chủ mới thân Pháp, dựa vào Pháp để cướp đoạt ruộng đất của nông dân. Cùng với quá trình khai thác ruộng đất của thực dân Pháp, tầng lớp địa chủ mới này ngày càng giàu thêm. Trong khi đó, số nông dân mất ruộng đất, trở thành tá điền ngày càng nhiều. Cho đến đầu thế kỷ XX, nông thôn Nam Kỳ nói chung và Thuận Thành nói riêng đã bị phân hóa sâu sắc. Ruộng đất tập trung vào tay một số ít địa chủ, cường hào. Đa số nông dân mất đất phải chấp nhận làm kiếp tá điền, đổ mồ hôi, nước mắt để sống lây lất qua ngày. Một bộ phận nông dân phải rời làng đi kiếm sống bằng nghề bạn ghe, bốc vác, làm thuê, làm mướn. Thành quả của công cuộc khai hoang mở đất mà bao thế hệ cư dân Thuận Thành chung tay, góp sức tạo nên đã bị tước đoạt bởi thực dân, phong kiến. Tuy nhiên, những kỳ tích mà họ tạo ra vẫn được hậu thế mãi mãi tri ân và trân trọng.

4- Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Thuận Thành kể từ khi thực dân Pháp xâm lược đến khi có Đảng

Trong khi công cuộc khai hoang mở đất, xây dựng quê hương mới của người dân Thuận Thành còn đang tiếp diễn thì thực dân Pháp đã đánh chiếm thành Gia Định năm 1859 và xâm chiếm cả lục tỉnh Nam Kỳ. Để giữ gìn ngọn rau tấc đất và thành quả lao động của ông cha, nhân dân Thuận Thành đã dũng cảm cầm vũ khí đứng lên chống lại quân xâm lược Pháp ngay từ buổi đầu chúng đặt chân trên mảnh đất này.

Ngày 19-2-1859, thành Gia Định thất thủ, đại bộ phận quân triều đình lui về giữ Biên Hòa. Trong khi đó, quân nghĩa dũng ở các tỉnh đã lần lượt tiến về thành Gia Định, cầm chân giặc, không cho chúng đánh rộng ra sáu tỉnh Nam Kỳ.

Lúc bấy giờ, Thuận Thành ở vị trí cửa ngõ phía Nam thành Gia Định, có vai trò chiến lược xung yếu trong vành đai bao vây thực dân Pháp. Thanh niên trai tráng Thuận Thành đã gia nhập đội quân nghĩa dũng Cần Giuộc dưới quyền chỉ huy của Lê Huy và Trần Thiện Chính lên vùng Cây Mai, Thuận Kiều ngăn chặn bước tiến của quân Pháp. Do tư tưởng chủ hòa, triều đình Huế đã không tập trung lực lượng tấn công vào quân Pháp đang đóng ở Sài Gòn mà cử tướng Nguyễn Tri Phương lập đồn Chí Hòa để bao vây, không cho thực dân Pháp đánh rộng ra 6 tỉnh Nam Kỳ. Vì thế từ 1859 đến cuối năm 1860, ta và Pháp giằng co nhau ở khu vực Chợ Lớn. Tháng 2-1861, với lực lượng viện binh từ Trung Hoa kéo sang, quân Pháp tấn công phá vỡ đại đồn Chí Hòa và đánh chiếm tỉnh lỵ tạm thời của tỉnh Gia Định tại thôn Tân Tạo (nay thuộc huyện Bình Chánh). Lúc bấy giờ đại bộ phận quân triều đình ở quân thứ Định Biên đều lui về Biên Hòa, bỏ trống khu vực phía Nam Sài Gòn. Thực dân Pháp thừa cơ đánh chiếm Cần Giuộc, Gò Đen, Rạch Kiến vào tháng 3-1861. Bọn chúng đã tàn phá cướp bóc vùng này và gây ra cảnh "Mấy dặm Gò Đen, Rạch Kiến, ngọn lửa thiêu sự nghiệp sạch không". Tuy quân triều đình đã rút lui, nhưng các đạo quân ứng nghĩa và các toán dân binh của ta đã bám chặt các xóm thôn, bất ngờ tập kích giặc, ngăn cản bước tiến của chúng. Paulin Vial, một tên thực dân có mặt trong đội quân xâm lược Pháp đã nói về hoạt động của nghĩa quân như sau: "Họ xuất hiện bất kỳ, đông đảo, họ đánh phá rồi lại rút đi đâu mất. Cuộc chiến tranh phòng vệ thật là bất lợi đối với chiến thuật này". Từ giai đoạn này, Thuận Thành trực tiếp trở thành chiến trường giao tranh giữa nghĩa quân và thực dân Pháp. Người thủ lĩnh nghĩa quân chiến đấu ở vùng Gia Định lúc bấy giờ là Bình Tây đại nguyên soái Trương Định. Ông đã lập căn cứ tại thôn Thuận thành để án ngữ con đường từ thành Gia Định về Gò Công. Ông phong cho ông Nguyễn Văn Được - người Thuận Thành làm chức Lãnh binh, chỉ huy nghĩa quân hoạt động ở khu vực Thuận Thành - Rạch Kiến.

Tháng 4-1861, sau khi chiếm thành Định Tường, thực dân Pháp đã xây dựng hàng loạt đồn bót từ Sài Gòn xuống Tân An, Gò Công và Cái Bè. Tại huyện Phước Lộc, giặc Pháp đã xây dựng đồn tại chợ Trường Bình (chợ Cần Giuộc ngày nay). Ngày 10-12-1861, Nguyễn Trung Trực đốt tàu L'Espérance tại vàm Nhựt Tảo, thì sáu ngày sau (16-12-1861) Bùi Quang Diệu đã chỉ huy nghĩa quân tấn cộng đồn Cần Giuộc. Trong trận này, nghĩa quân Thuận Thành do ông Lãnh Được chỉ huy đã phối hợp cùng Bùi Quang Diệu tiến đánh đồn Cần Giuộc. Đang đêm, nghĩa quân xông vào đồn, đốt cháy nhà dạy đạo, đâm bị thương viên giám đốc dân sự vụ người Pháp là DuMont và tiêu diệt một số lính Mã tà - Ma ní. Xúc động trước tấm gương hy sinh oanh liệt của những người chiến sĩ nông dân, nhà thơ - nhà chí sĩ yêu nước - Nguyễn Đình Chiểu, đã sáng tác nên một áng văn bất hủ mà âm hưởng của nó còn vang vọng mãi đến ngày nay, đó là "Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc".

Năm 1864, Trương Định hy sinh tại Gò Công. Đến năm 1866, Bùi Quang Diệu ra hàng thực dân Pháp. Căn cứ chống Pháp ở Thuận Thành cũng thất thủ, Lãnh binh Nguyễn Văn Được phải chạy ra hoạt động ở miền Đông Nam Bộ. Thiêu người lãnh đạo. phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp ở huyện Phước Lộc nói chung và Thuận Thành nói riêng lâm vào thoái trào. Về phía thực dân Pháp, tuy chúng ta đã áp đặt hệ thống chính quyền tay sai nhưng nhân dân Nam Kỳ nói chung và nhân dân Thuận Thành nó riêng vẫn bất hợp tác ngấm ngầm phản kháng. Ý thức phản kháng ấy thỉnh thoảng lại bùng phát qua các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX như: Thiên Địa hội, cuộc bạo động Phan Xích Long và Hội kín Nguyễn An Ninh.

Những phong trào này lần lượt đều bị thất bại bởi không có đường lối đúng đắn và không có một chính đảng của giai cấp tiên tiến lãnh đạo. Nhưng dù sao đi nữa, nó cũng là bằng chứng hùng hồn cho truyền thống yêu nước, ý chí bất khuất trước giặc ngoại xâm của nhân dân Thuận Thành. Truyền thống này còn được các thế hệ người Thuận Thành kế thừa và phát huy hơn nữa trong cuộc đấu tranh giành độc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930.

(Trích Lịch sử đấu tranh cách mạng và xây dựng Đảng bộ - Nhân dân xã Thuận Thành, giai đoạn 1930-2010)

 

 

 

Cơ quan chủ quản: UBND Xã Thuận Thành, Huyện Cần Giuộc
Địa chỉ: ấp Thuận Nam, xã Thuận Thành, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An 
Email:  
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang